Tiền thưởng tết, tiền lương tháng 13 có bắt buộc đóng thuế TNCN không? Các khoản tiền nào được miễn đóng thuế TNCN?

Tiền thưởng tết, tiền lương tháng 13 có bắt buộc đóng thuế TNCN không? Các khoản tiền nào được miễn đóng thuế TNCN?

Tiền thưởng tết, tiền lương tháng 13 có bắt buộc đóng thuế TNCN không? Các khoản tiền nào được miễn đóng thuế TNCN?

Ngày đăng: 26/01/2021

Tùy thuộc vào khả năng tài chính của công ty mà có quy chế thưởng khác nhau. Vậy, lương tháng 13 có phải nộp thuế hay không? Cách tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

 

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về khoản tiền thưởng như sau:

“Điều 104. Thưởng

1. Thưng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.…”

Như vậy, đối với thu nhập từ lương tháng 13 là khoản thu nhập có phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp chi trả tiền thưởng lương tháng 13 vào tháng nào thì sẽ phải tính thuế thu nhập cá nhân cho người được hưởng vào tháng đó.

Việc tính thuế thu nhập cá nhân với tháng lương thứ 13 được thực hiện sau: doanh nghiệp phát lương cho người lao động vào tháng nào thì cộng khoản tiền thưởng lương tháng 13 vào tháng đó để tính vào khoản thu nhập chịu thuế. Tức là người sử dụng lao động gộp chung lương tháng 13 vào với lương của tháng chi trả. Các khoản giảm trừ, thu nhập miễn thuế chỉ được tính một lần như các tháng khác. Rồi tính theo biểu lũy tiến từng phần bình thường.

Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định tại Nghị định 65/2013/NĐ-CP như sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

2. Thưởng tết có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động

Tiền thưởng có tác dụng kích thích mạnh mẽ người lao động phấn đấu và sáng tạo trong quá trình lao động, bảo đảm sự công bằng trong lĩnh vực trả lươg. Trên thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tiền thưởng như chiến lược để ổn định lực lượng lao động tại chỗ, thu hút người lao động giỏi và phát triển về chất lực lượng lao động trong đơn vị, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về vấn đề tiền lương như sau:

“Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định về tiền thưởng chi trả cho người lao động như sau:

“1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc. Qua đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc.

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Khi phát sinh thu nhập, cá nhân sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với Nhà nước (trừ một số trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật).

Cách tính thuế với tiền thưởng Tết hiện dựa trên biểu thuế luỹ tiến từng phần như với thu nhập từ tiền công, tiền lương, mỗi bậc thu nhập có thuế suất tương ứng 5-35%.

Trường hợp người lao động nhận thưởng Tết 10 triệu đồng, thuộc bậc 2 (từ 5 đến 10 triệu).

Số thuế phải đóng là: (5 triệu x 5%) + [(10-5) triệu x 10%] = 0,75 triệu.

Trong khi đó, nếu tiền thưởng Tết là 30 triệu, thuộc bậc 4 (từ 18 đến 32 triệu).

Số tiền phải đóng thuế là:(5 triệu x 5%) + (5 triệu x 10%) + (8 triệu x 15%) + [(30-18) triệu x 20%] = 4,35 triệu.

Đối với tiền lương tháng 13, khoản thưởng tết, bản chất đây là một khoản thưởng mà pháp luật không có quy định cụ thể. Về nguyên tắc, khoản tiền lương tháng 13, khoản tiền thưởng tết không mang tính chất bắt buộc doanh nghiệp phải chi trả. Bộ luật Lao động 2019 không sử dụng thuật ngữ “lương tháng 13”, tuy nhiên nếu trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể có quy định quy chế trả lương hoặc giữa người sử dụng lao động và người lao động có sự thỏa thuận thì phải thực hiện. Pháp luật khuyến khích điều này vì đây là khoản tiền có lợi cho người lao động.

Nguồn: luatduonggia.vn