Luật Biên phòng Việt Nam số 66/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2020

Luật Biên phòng Việt Nam số 66/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2020

Legislation

Luật Biên phòng Việt Nam số 66/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2020

Từ năm 2022, 04 trường hợp được tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới

Ngày 11/11/2020, Quốc hội đã ban hành Luật Biên phòng Việt Nam của Quốc hội, số 66/2020/QH14.

Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng bao gồm: Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu; Sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; Giả danh cơ quan, tổ chức, người thực thi nhiệm vụ biên phòng; Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái quy định;…

Bên cạnh đó, các trường hợp được hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới bao gồm: Xảy ra tranh chấp về biên giới, lãnh thổ; Xảy ra bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin, truy bắt tội phạm có vũ khí; Ngăn chặn thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, dịch bệnh lan truyền qua biên giới; Khi có đề nghị hoặc thông báo của Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới về việc hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới.

Ngoài ra, các biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm: Vận động quần chúng; Pháp luật; Ngoại giao; Kinh tế; Khoa học – Kỹ thuật; Nghiệp vụ; Vũ trang. Ngày 03/3 hằng năm là Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, Ngày biên phòng toàn dân.

Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Xem chi tiết Luật 66/2020/QH14 tại đây