TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - HƯỚNG DẪN CHI TIẾT 2022

TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - HƯỚNG DẪN CHI TIẾT 2022

Dịch vụ

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - HƯỚNG DẪN CHI TIẾT 2022

Ngày đăng: 08/05/2022

Bạn đang có một kế hoạch kinh doanh ? Bạn đã thử nghiệm thị trường và nhận được phản hồi tích cực ? Giờ là lúc bạn thành lập doanh nghiệp và chính thức đi vào hoạt động. “ Vạn sự khởi đầu nan” nhưng “ đầu xuôi thì đuôi lọt”, để bắt đầu kinh doanh thì các thủ tục hành chính xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bắt buộc.

 

Sau hơn 15 năm hoạt động tư vấn pháp luật doanh nghiệp với đội ngũ luật sư, chuyên gia thuế, kế toán với kiến thức chuyên sâu cùng kinh nghiệm lâu năm, Công ty TNHH Đại lý thuế THtax xin cung cấp cho bạn, những chủ doanh nghiệp, doanh nhân, những kiến thức cần thiết giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn ở thử thách đầu tiên này. Hãy theo dõi bài đọc dưới đây để tìm hiểu thật kỹ bạn nhé. 

1. LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP PHÙ HỢP

► Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam

Trước khi phân tích ưu, nhược điểm và đưa ra lựa chọn, cùng tìm hiểu có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp theo quy định nhé.

Theo luật Doanh nghiệp 2020, các loại hình doanh nghiệp ở nước ta gồm có: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh,  và doanh nghiệp tư nhân. 

Mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm riêng phù hợp với nhu cầu đa dạng của các cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh. Trong phạm vi bài viết này, Đại lý thuế THtax sẽ tập trung vào 4 loại hình là công ty cổ phần, TNHH 1 thành viên, 2 thành viên và doanh nghiệp tư nhân.

 

• Công ty cổ phần là loại hình công ty có vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Từ đó, người ta dùng đặc trưng này để gọi tên loại hình doanh nghiệp cổ phần.

Công ty cổ phần sở hữu những lợi thế mà không loại hình doanh nghiệp nào dưới đây có được, nhưng cũng đồng nghĩa với việc loại hình doanh nghiệp này yêu cầu cao về cách thức tổ chức và quản lý doanh nghiệp. 

Đa phần các công ty lớn có ít nhất 3 cá nhân hoặc tổ chức góp vốn trở lên muốn kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn lớn sẽ ưu tiên lựa chọn loại hình công ty cổ phần để dễ dàng huy động vốn từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau. Loại hình công ty này phù hợp cho tất cả các ngành nghề kinh doanh pháp luật Việt Nam cho phép.

 

 

• Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân trong phạm vi số vốn điều lệ, nghĩa vụ tài chính khác đã cam kết khi đăng ký thành lập. 

• Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là công ty có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn thành lập và có tư cách pháp nhân. Các thành viên của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. 

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến và ưa chuộng ở nước ta phù hợp với mọi quy mô, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. 

Công ty TNHH 1 thành viên phù hợp với một tổ chức muốn thành lập 1 công ty con, hoặc cá nhân có đủ năng lực tài chính thành lập công ty riêng cho mình. Còn nếu bạn muốn hùn vốn với cá nhân hoặc tổ chức để kinh doanh thì công ty TNHH 2 thành viên trở lên là sự lựa chọn thích hợp.

 

• Doanh nghiệp tư nhân là loại hình do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.

So với ưu điểm thì dường như doanh nghiệp tư nhân lại mang nhiều bất lợi hơn cho chủ doanh nghiệp. Do đó, rất ít người lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân để đăng ký hoạt động kinh doanh.

 

► Phân biệt đặc điểm Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH 1 thành viên

 

► Phân biệt đặc điểm Công ty cổ phần và Công ty TNHH 2 thành viên 

 

2. LỰA CHỌN TÊN DOANH NGHIỆP ĐỂ KHÔNG BỊ TRÙNG, NHẦM LẪN

► Cách đặt tên đúng theo quy định của pháp luật

Tên công ty không đơn giản chỉ là cái tên xuất hiện trên các văn bản pháp lý mà còn tạo ra sự khác biệt, gây ấn tượng cho khách hàng, thể hiện được loại hình kinh doanh. Vì vậy, hãy cẩn trọng, kĩ tính khi lựa chọn tên công ty cho doanh nghiệp của mình.

Tên công ty = “Loại hình công ty” + “Tên riêng của công ty”

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Ví dụ: 

• “Doanh nghiệp tư nhân” + “Đại lý thuế THtax”

• “DNTN” + “Đại lý thuế THtax”

• “Doanh nghiệp TN” + “Đại lý thuế THtax”

• “Công ty trách nhiệm hữu hạn” + “Đại lý thuế THtax”

• “Công ty TNHH” + “Đại lý thuế THtax”

• “Công ty cổ phần” + “Đại lý thuế THtax”

• “Công ty CP” + “Đại lý thuế THtax”

 

Tránh đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn

 

• Tên Tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ: CÔNG TY TNHH MỸ LINH & CÔNG TY TNHH MỸ LYNH.

• Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

• Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

• Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.

• Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “-“, “_”;

• Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

• Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự. Ví dụ: "CÔNG TY TNHH THTAX" & "CÔNG TY TNHH THTAX MIỀN NAM".

Ngoài lựa chọn loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp, chúng ta còn phải để ý tới các yếu tố như vốn điều lệ, người đại diện pháp luật, địa chỉ trụ sở chính của công ty, ngành nghề kinh doanh. 

 

3. HỒ SƠ, TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

► Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty theo luật doanh nghiệp 2020 bao gồm:

• Điều lệ công ty;

• Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;

• Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần);

• Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);

• Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);

• Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng);

 

 

► Cách thức nộp hồ sơ

Thành lập công ty TNHH, thành lập công ty cổ phần hay bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện theo 2 cách: nộp hồ sơ trực tiếp và nộp online qua mạng. 

Tuy hồ sơ thành lập doanh nghiệp có thể nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia và nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT, nhưng hầu hết các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Quảng Ninh… chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng.

 

► Trình tự thực hiện

 

4. HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

► Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh bao gồm:

• Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

• Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh,  văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

• Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP  của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

• Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu  chi nhánh, văn phòng đại diện.

► Cách thức nộp hồ sơ

Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc văn phòng đại diện và nộp lệ phí tại cơ quan Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử (sử dụng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh).

► Trình tự thực hiện

 

5. CÁC THỦ TỤC CẦN LƯU Ý SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

► Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Hồ sơ kê khai thuế ban đầu là bước rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa thành lập. Sau khi nhận giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải thực hiện các hồ sơ, thủ tục để tránh các xử phạt không mong muốn.

Chi tiết hồ sơ bao gồm:

• Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng;

• Quyết định bổ nhiệm giám đốc;

• Quyết định bổ nhiệm kế toán;

• Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);

• Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng);

• Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử;

 

 

Hồ sơ nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

► Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng

Hiện nay, tài khoản ngân hàng mang lại rất nhiều sự tiện lợi cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế hay thực hiện các giao dịch kinh doanh. Hơn nữa, với quy định bắt buộc thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên thì mở tài khoản cũng là việc mà doanh nghiệp phải làm. 

Sau khi mở tài khoản, trong vòng 10 ngày, doanh nghiệp phải thông báo lên Sở KH&ĐT để nắm thông tin, quản lý và kiểm soát các giao dịch

Hồ sơ chuẩn bị đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm:

• 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;

• 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép;

• 01 bản sao điều lệ công ty.

 

 Mua chữ ký số

Chữ ký số/chứng thư số/token điện tử…là một thiết bị đã mã hóa tất cả dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp, dùng ký thay cho chữ ký trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong giao dịch điện tử hay qua mạng internet.

Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính…mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty.

 

 Treo bảng hiệu công ty

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020: “Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp”. Do đó, sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải làm bảng hiệu công ty và treo tại trụ sở chính.

Theo Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị xử phạt từ 30.000.000đ - 50.000.000đ nếu không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh.

 

► Làm thủ tục phát hành hóa đơn

Hóa đơn GTGT (hay còn gọi là hóa đơn VAT) và hóa đơn bán hàng trực tiếp có thể sử dụng hình thức hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Dù doanh nghiệp sử dụng loại hóa đơn nào thì vẫn phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 

 Đối với hóa đơn giấy: Sau khi làm thủ tục đặt in hóa đơn GTGT, được sự đồng ý từ cơ quan thuế trực tiếp quản lý, doanh nghiệp mới tiến hành liên hệ đơn vị in hóa đơn và phát hành.

 Đối với hóa đơn điện tử: Sau khi hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được duyệt (khoảng 2 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ), hóa đơn xuất ra mới có giá trị sử dụng. Hồ sơ bao gồm: Quyết định sử dụng hóa đơn; Thông báo phát hành hóa đơn; Hóa đơn mẫu.

 

► Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

• Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định doanh nghiệp có trách nhiệm phải góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập công ty.

• Bổ sung giấy phép con đối với những ngành nghề có điều kiện trước khi chính thức đi vào hoạt động. Ví dụ như: chứng chỉ hành nghề, giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, giấy phép kinh doanh bán lẻ…

• Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế

• Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Trong 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

 

► Các đối tượng mà doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bảo hiểm: 

• Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn/không thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

• Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

• Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương.

 

¨Trường hợp doanh nghiệp chậm đóng BHXH cho toàn bộ người lao động sẽ bị phạt tiền từ 18%-20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Trường hợp doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động thì có thể bị phạt từ 50 - 70 triệu đồng (Điều 4 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).¨

 

Nếu doanh nghiệp còn thắc mắc về thủ tục, hồ sơ khai thuế ban đầu hay những lưu ý quan trọng khi khai thuế ban đầu, đừng ngần ngại liên lạc với đội ngũ THTax để nhận tư vấn theo thông tin bên dưới nhé. 

 

Gọi cho chúng tôi theo số 0964 544 527 (TP. HCM) để được hỗ trợ.

 

Phòng pháp lý THtax