Phân loại thuế

Phân loại thuế

Phân loại thuế

Ngày đăng: 29/09/2022

Để phục vụ cho công việc nghiên cứu và tổ chức hành thu trong thực tế, người ta tiến hành phân loại thuế theo một số tiêu thức nhất định. 

 

  1. Theo đối tượng đánh thuế, hệ thống thuế bao gồm các loại

- Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu).

- Thuế đánh vào thu nhập (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân). 

- Thuế đánh vào tài sản, bao gồm tài sản cá nhân và tài sản công (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế tài nguyên).

 

  1. Theo tính chất, thuế bao gồm hai loại

- Thuế gián thu: là loại thuế gián tiếp thu vào người tiêu dùng thông quahoạt động của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác trong thuế gián thu thì người nộp thuế và người chịu thuế là hai đối tượng hoàn toàn độc lập với nhau. Ưu điểm của loại thuế này là không tạo ra cảm giác chịu thuế cho người chịu thuế.

Ví dụ : Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên,...

 

- Thuế trực thu: là loại thuế trực tiếp thu vào thu nhập của người chịu thuế, hay nói cách khác người nộp thuế và người chịu thuế trong trường hợp này là một, người nộp thuế không thể chuyển thuế cho người khác được.

Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,...

 

  1.  Thuế đối vật và thuế đối nhân

- Thuế đối vật là loại thuế nhắm trước hết vào đối tượng tính thuế không quan tâm đến hoàn cảnh kinh tế, xã hội của người chịu thuế.

Ví dụ 1.3: Căn cứ vào Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, cơ sở sản xuất thuốc là phải nộp 75% thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu giá tính thuế là 10.000 đồng bao số thuế phải nộp là 7.500 đồng/bao. Nếu giá tính thuế là 20.000 đồng / bao thị số thuế phải nộp lúc này là 15.000 đồng/bao. Số tiền thuế không phụ thuộc vào nhân thân của người chịu thuế (anh ta có việc làm ổn định hay đang thất nghiệp, có thu nhập cao hay thu nhập thấp) mà nó chỉ phụ thuộc vào giá trị của vật chịu thuế.

 

- Thuế đối nhân cũng căn cứ vào đối tượng tính thuế nhưng trước hết nó chú trọng đến các yếu tố nhân đạo để có mức thuế phù hợp với từng nhóm người. Các yếu tố này là: thu nhập, số người phụ thuộc, ..

Ví dụ 1.4: Ở Việt Nam không phải tất cả mọi người dân đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân mà chỉ có những người có thu nhập cao mới thuộc diện nộp thuế. Ngoài ra, cùng với một mức thu nhập nhưng số tiền thuế phải nộp của từng người có thể khác nhau tùy thuộc vào gia cảnh của từng người có hay không có người phụ thuộc). Mục đích chính của thuê đổi nhân là góp phần thực hiện công bằng xã hội, hưởng sự phát triển kinh tế của đất nước vào con người, chăm lo phúc lợi vật chất và tinh thần cho con người.

Nguồn tham khảo: PGS.TS. Trương Đông Lộc và các cộng sự (2020). Giáo Trình Thuế. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ